Đây chính là lúc thắt đai an toàn trước khi bắt đầu hành trình chưa từng có trong đế chế của những kỳ quan kỹ thuật số. Một nền văn hóa có lịch sử hàng triệu năm như Trung Quốc đã trở thành quốc gia kỹ thuật số tuyệt vời nhưng nghịch lý nhất mọi thời đại…! Hãy cùng mở đầu bằng một vài khác biệt văn hóa để tìm hiểu lý do dẫn đến hiện tượng trên.
– T5, 06/14/2018 – 16:08
Người phương Tây tin rằng xã hội bao gồm những cá nhân tự do và độc lập. Người Trung Quốc lại tin rằng xã hội được tạo nên từ các cá nhân nhưng thông qua một lăng kính tổng thể; sự tự do cá nhân phải dựa trên cơ sở tuân thủ đạo đức xã hội.
Người phương Tây được dạy để nghĩ rằng thời gian trôi đi theo một đường thẳng, tiến đến tương lai và không thể nào quay trở lại được quá khứ. Đó là quy luật về nguyên nhân và kết quả. Còn truyền thống của người Trung Quốc vẫn luôn cho rằng thời gian chuyển động theo vòng tròn. Giống như ngày và đêm, các mùa trong năm hoặc các triều đại của Trung Quốc, tất cả đều tuân theo quy tắc thay đổi bất diệt: thăng & trầm, thịnh & suy. Lão Tử (老子) đã từng mô tả nhịp điệu này như những vòng tròn trong Đạo Đức Kinh (道德经). Samsara trong Đạo Phật, còn có tên gọi Bánh xe luân hồi, là kiểu kiếp sống của con người ở châu Á.
Ở phương Tây, chúng ta quen thuộc hơn với câu hỏi “Mình được lợi gì trong chuyện này”?. Một trong những khác biệt văn hóa phổ biến nhất trong trường hợp này là tầm quan trọng của mạng lưới và các mối quan hệ xã hội, mà ở Trung Quốc được gọi là 关系 (guānxì). Có vẻ như ngay cả trong công việc, quen biết cũng khiến mọi việc hiệu quả hơn (熟人好办事, shúrén hǎo bànshì). Mọi người đã từng nghe về cách ký hợp đồng theo truyền thống Trung Quốc: ăn vây cá trên thuyền buồm, hát karaoke và uống hàng chục chén bạch tửu (白酒). Trước khi diễn ra tây hóa ở các thành phố lớn của Trung Quốc như hiện nay, bạn phải luôn cạn chén (干杯) rồi mới ký được thương vụ hàng triệu đô la.
Trong khi các triết gia Hy Lạp cổ đại coi việc theo đuổi “Chân lý” là mục đích tối cao của họ, thì Đạo giáo cổ đại lại coi Chân lý chính là Con đường, là ‘Đạo’ (道). Sự trắc trở ở phương Tây có thể là do chỉ tập trung vào kết quả mà không tập trung vào quá trình. Người phương Tây hãy chú ý: trí tuệ cảm xúc của người Trung Quốc vẫn không ngừng đóng vai trò chỉ đạo trong hành vi của họ. Không giống người châu Âu, họ đặt trí tuệ cảm xúc lên trước những dữ kiện khó và tư duy theo dữ kiện. Tại Trung Quốc, không có chân lý tuyệt đối, có rất nhiều chân lý, tương ứng với mỗi đối tượng chủ quan và điều đúng đắn ngày hôm qua đến hôm nay có thể không còn đúng nữa. Mọi thứ nằm ở cách chúng ta đến ‘đó’, chứ không phải chỉ là ở ‘đó’.
Người phương Tây thường rõ ràng hơn trong khi giao tiếp, còn người Trung Quốc dường như vòng vo hơn một chút. Người Trung Quốc không thích xung đột, họ sẽ không đương đầu và không từ chối thẳng thắn. Trên thực tế, không có từ cụ thể nào để từ chối trong tiếng Trung, vì thế họ từ chối vòng vèo và chậm rãi để không gây thất vọng.
Giờ thì bạn hãy quên mọi điểm tôi vừa cố đưa ra vì văn hóa Trung Quốc thậm chí còn phức tạp hơn nhiều…
Kinh Dịch (易经) cho rằng điều duy nhất ổn định trong văn hóa Trung Quốc chính là mọi thứ đều thay đổi. Chủ nghĩa cá nhân là cương lĩnh của thế hệ mới, dòng thời gian trong các doanh nghiệp lớn ngày càng quan trọng hơn, tiền bạc là liều thuốc phiện mới của mọi người, thành công được đánh giá thông qua kết quả thực tế và thanh niên nói chuyện thẳng thừng hơn.
Một vài người đang nỗ lực suy nghĩ quanh vấn đề này. Thái Cực Đồ (太极图) hay như chúng ta vẫn gọi là Vòng tròn Âm Dương không phải là một biểu tượng tĩnh: hai chấm đen và trắng là những mầm mống đang phát triển để không ngừng thống trị lẫn nhau, trong sự chuyển động mãnh liệt và liên tục, tại đó cùng tồn tại những thế giới đối nghịch. Chẳng có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc lại tuyệt vời đến vậy.
Có rất nhiều đại gia khổng lồ ở phương Tây đã định hình Internet trên toàn thế giới, nhưng không phải ở Trung Quốc. Bạn đã bao giờ nghe nói về BATX chưa? Baidu, Alibaba, Tencent & Xiaomi. Nếu chưa thì bạn nên thức tỉnh ngay đi vì họ chính là GAFA của Trung Quốc. Hay tôi nên nói rằng GAFA chính là BATX của phương Tây?…
Các nền tảng truyền thông xã hội thực sự vô cùng phong phú. Có bốn mạng xã hội chỉ dành riêng cho phụ nữ mang thai. Mỗi mạng xã hội ở phương Tây sẽ có 7 mạng Trung Quốc tương ứng. Thành thạo mạng xã hội tại Trung Quốc là cả một nghệ thuật mà nếu chỉ khả năng quản lý cộng đồng thôi thì chưa đủ.
Người tiêu dùng Trung Quốc chiếm hơn 1,3 tỷ thuê bao Internet di động, gấp hơn 2,5 lần so với Hoa Kỳ, thị trường lớn thứ hai. Người tiêu dùng Trung Quốc tận dụng khả năng có mặt khắp nơi của thiết bị di động tốt đến mức họ được gọi là 低头族 (dītóu zú), “Tộc Cắm Đầu” hoặc như chúng ta vẫn gọi ở Hoa Kỳ là “Tộc sống ảo”.
Một trong những bài đăng của thần tượng người Trung Quốc Lu Han (Lộc Hàm) về Manchester United đã có 42,06 triệu bình luận, lập Kỷ lục Guinness thế giới về nhiều bình luận nhất cho một bài đăng Weibo, gấp gần 10 lần lượng tương tác của một trong những bức ảnh được tweet nhiều nhất mọi thời đại ở phương Tây (ngay cả khi Twitter hiện diện trên toàn thế giới còn Weibo chỉ được sử dụng tại Trung Quốc).
“Nội dung là Vua”. Đó có thể là cụm từ dễ nhớ nhất được sử dụng nhiều nhất trong ngành tiếp thị ngày nay. Tại Trung Quốc, nội dung là điều bắt buộc phải có, nhưng thành công lại bắt nguồn từ ngữ cảnh. Lướt sóng scandal, tin đồn, các sự kiện lớn, phim bom tấn, trào lưu ăn uống, hàng hiệu thu hút dư luận một cách dễ dàng và quan trọng nhất là…miễn phí. Chẳng mất đồng nào để trở nên hot.
Số liệu đã nói lên tất cả. Kỷ lục bán hàng trong Single Day của năm ngoái là hơn 25 tỷ đô la Mỹ chỉ trong một ngày, tương đương GDP của Estonia hay Zambia. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng Kudos America cũng chỉ kiếm được 7 tỷ đô la Mỹ trong cơn sốt Black Friday.
Điều gì mà tôi không thể nói về WeChat? Đó là ứng dụng đa năng số 1 trong đời sống thế hệ 8X, 9X đã khiến tôi phải thốt lên “Trời đất, đây đúng là ứng dụng thay đổi cả cuộc đời. Như phê thuốc vậy”. Tôi chắc chắn rằng 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng khác cũng không phản bác điều này. Nhân tiện, họ dành 1/3 thời gian sử dụng di động trên WeChat.
Lần trước khi tôi ở Paris, bạn tôi đã cho biết cậu ấy phải giao một tờ giấy nhỏ cho ngân hàng để gửi một ít tiền… Rõ ràng đó chính là ‘séc’. Thật sao? Tôi thấy cứ như thể là thời trung cổ vậy. Tại Trung Quốc, séc không còn được dùng nữa. Chúng ta đang trong kỷ nguyên thanh toán nhanh chóng và thân thiện với người dùng. Chúng ta sống trong xã hội không sử dụng tiền mặt, nơi một số người ăn xin thậm chí còn tản bộ trên phố đề nghị quét mã QR của họ để giúp họ mua một bao thuốc lá khác. Trung Quốc cũng là nơi có tầng lớp trung lưu được dự báo sẽ tăng lên 10 lần trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2020, lên tới 472 triệu người cần thanh toán nhanh chóng.
Mặc dù không còn được sử dụng ở phương Tây nhưng mã QR vẫn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối khách hàng với ngành thương mại di động tại Trung Quốc. Công ty Alibaba đang hướng đến mục tiêu làm mới toàn bộ trải nghiệm bán lẻ. Thực tế tăng cường tại cửa hàng của của Taobao, livestream trên Tmall với lựa chọn “Thấy ngay, mua ngay”, tra cứu di động AR (thực tế tăng cường) của Taobao, gửi bao lì xì VR (thực tế ảo) trên Alipay… Điều đó nghe có vẻ điên rồ nhưng chúng ta chỉ cần quét mã QR để có mọi thứ chúng ta muốn.
Họ hợp tác với những nhãn hàng lớn nhất, họ có hàng triệu người theo dõi, họ có thể giúp bán hết dòng sản phẩm chỉ trong vòng vài giây và hầu hết họ đều đang trong độ tuổi 20! KOL (意见领袖, yìjiàn lǐngxiù) là chìa khóa cho hầu hết các chiến lược truyền thông xã hội của Trung Quốc.
Viết ra các ký tự và văn bản dài dòng là một cách tương tác truyền thống. Ngày nay, chính sự lười biếng và hiện đại đã lót đường cho mọi người nói chuyện trực tiếp trong các tin nhắn âm thanh, quay video và phát trực tiếp đời sống hàng ngày của họ. Ngày nay, hàng chục ‘công dân mạng’ trở thành tỷ phú mỗi năm chỉ nhờ vào việc phát trực tiếp cuộc sống của mình.
KẾT LUẬN
Thực tế cho thấy, Trung Quốc là một thị trường độc nhất vô nhị trên nhiều phương diện và đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển riêng. Người phương Tây không có lựa chọn nào khác ngoài việc thích nghi nếu họ muốn có cơ hội thành công trong bong bóng kỹ thuật số này.
Vì thế, nếu bạn là một trong số đó và cần hỗ trợ về bất kỳ sáng kiến kỹ thuật số nào thì hãy nhớ: chúng tôi là Drcom, một agency IMC (tiếp thị số tích hợp) chuyên về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Hãy liên hệ với chúng tôi để lên kế hoạch cho thành công của bạn!